Mở đầu bài thơ đó là nỗi nhớ của người đang yêu:
“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Một người chín nhớ mười mong một người
Gió mưa là bệnh của giời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”.
Nhà thơ xưng “tôi” – không quá trang trọng và cũng không quá trìu mến – tạo sự hài hòa, gần gũi mà vẫn có chừng mực. Ý thơ mang đậm chất ca dao dân tộc tạo sự liên tưởng đến cảnh làng quê yên bình cùng một tình yêu chân thành, mộc mạc. Lời trách của “tôi” cũng vì thế mà trở nên đáng yêu:
“Hai thôn chung lại một làng
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này”
Mối tương tư của “tôi” kéo dài theo thời gian:
“Ngày qua ngày lại qua ngày
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng”
“Tôi” lại hờn dỗi buông lời:
“Bảo rằng cách trở đò giang,
Không sang là chẳng đường sang đã đành.
Nhưng đây cách một đầu đình,
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi…”
Đó là bởi “tôi” đã quá mong mỏi đọi chờ:
“Tương tư thức mấy đêm rồi,
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho!”
Thế mà “nàng” lại quá đỗi vô tâm, khiến cho nỗi niềm mong mỏi của “tôi” trở nên vô vọng (Binh giang bai tho Tuong tu cua Nguyen Binh):
“Bao giờ bến mới gặp đò?
Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?”
“Bến” với “đò”, “Hoa khuê các” với “bướm giang hồ” – đó là lỗi nói ước lệ tượng trưng vốn thường xuất hiện trong ca dao Việt Nam. Nó thể hiện khát khao mãnh liệt của “tôi” với “nàng” nhưng đồng thời cũng là nỗi buồn vì tình yêu chưa đâm hoa kết trái. Bởi vậy, nhà thơ thay đổi cách xưng hô: từ “tôi” snag “anh”, từ “nàng” sang “em” để ngỏ lời yêu:
“Nhà em có một giàn giầu,
Nhà anh có một giàn cau liên phòng.
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?”
Không còn những trách móc vu vơ, thay vào đó là những mong ước chân thật, mộc mạc. Một nhà có giầu, một nhà có cau, nếu ghép lại thì thật vừa khéo. Lời ngỏ thể hiện mong ước, chờ đợi về hạnh phúc lứa đôi son sắt, bền lâu.
Viết theo thể thơ lục bát với cách dùng từ mang đậm nét ca dao dân gian, Nguyễn Bính đã đem nét đẹp thôn quê thổi hồn vào Thơ mới vốn được xem như là một phong trào xuất hiện từ Tây phương. Nét mộc mạc, duyên dáng trong “Tương tư” nói riêng và thơ Nguyễn Bính nói chung đã tạo nên những ấn tượng nhẹ nhàng mà sâu sắc trong lòng độc giả yêu thơ văn.